Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Mang thai bị đau hai bên háng và xương mu vì sao?

2/20/2021 9:45:29 AM     55    

Hầu hết chị em bị đau hai bên háng và xương mu khi mang thai, nhưng chị em lại thắc mắc và không biết lý do tại sao mang thai bị đau hai bên háng và xương mu. Trên thực tế, khoảng 3 tháng giữa thai kì và 3 tháng cuối thai kì các mẹ thường bị đau hai bên háng và xương mu gây khó khăn cho việc di chuyển và vận động.

Lý giải cho vấn đề này các chuyên gia cho biết, vùng xương chậu kết nối với xương mu, khi mang thai đặc biệt là những tháng cuối thai lì thai nhi sẽ di chuyển xướng dưới và xoay đầu khiến các khớp vùng xương chậu và xương mu bị giãn ra dẫn đến đau vùng xương mu và đau xướng 2 khớp háng.
vicare.vn-mang-thai-bi-dau-hai-ben-hang-va-xuong-mu-vi-sao-body-1

Bên cạnh đó, một nhiều mẹ bầu có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm hay bị thoái hóa khớp là nguyên nhân gây ra một vài tổn thương có thể khiến mẹ bầu bị đau xương mu. Do khi mang thai cơ thể sẽ nặng nề khiến cột sống của mẹ bầu chịu tác động, gánh nặng lớn khiến tình trạng thoái hóa khớp xương của mẹ thêm nặng hơn, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mẹ mang thai bị đau hai bên háng và xương mu.

Ngoài ra thì một vài vận động mạnh trong quá trình sinh hoạt của mẹ bầu có thể gây đau hai bên háng và vùng mu nhất là khi mẹ bầu có chuyển động mạnh thì mức độ đau sẽ càng tăng.

Biểu hiện đau hai bên háng và xương mu ở mẹ bầu

  • Vùng xương chậu, hai bên háng và xương mu bị đau dữ dội. Cơn đau có thể bắt đầu âm ỉ, đau rồi nóng ran từ khu vực thắt lưng, xương chậu sau đó đau sang mu và hai bên háng. Nhiều khi, cơn đau còn đau xuống cả đầu gối rồi xuống bàn chân.

  • Các cơn đau hai bên háng và xương mu thường đau nhiều về đêm đặc biệt là khi mẹ trở mình hay là khi ngồi dậy và di chuyển.

  • Khi di chuyển có thể thấy được tiếng động phát ra từ khi vực háng và xương mu.
vicare.vn-mang-thai-bi-dau-hai-ben-hang-va-xuong-mu-vi-sao-body-2

Làm gì để giảm những cơn đau hai bên háng và vùng xương mu?

Để cải thiện, giảm hắn các cơn đau hai bên háng và vùng xương mu khi mang thai các mẹ cần phải lưu ý những điều sau:

  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng và xương mu bằng các giữ đúng tư thế khi đi, đứng hay ngồi, mẹ có thể dùng một chiếc gối mềm để sau lưng khi ngồi, dựa vào giường.

  • Mẹ bầu không nên đứng trên một chân, ngồi xổm hay giữ một tư thế nào đó quá lâu, chọn giày, dép đế thấp để đi cho thoái mái và không tác động lên xương khớp chân.

  • Thường xuyên vận động, tập các bài tập cho vùng xương chậu để các khớp xương được dẻo dai, linh hoạt bằng cách đi bộ hay tập các bài yoga tại nhà.

  • Mẹ bầu có thể thực hiện các động tác massage cho vùng bụng, thắt lưng và hai bên hông chậu theo sự hướng dẫn của chuyên viên hay bác sĩ.

  • Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái, giữ cho chân và vùng hông hơi cong, mẹ có thể kê một chiếc gối nhỏ, mỏng vào phần hông khi nằm để thoải mái hơn.